Củng cố tiềm lực an ninh quốc gia ở vùng phên giậu

Hợp tác – phát triển

Việt Nam là quốc gia có đường biên giới trên đất liền với ba nước: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, với tổng chiều dài là hơn 5.000 km. Đây là địa bàn có vị trí địa – chính trị – kinh tế trọng yếu, đóng vai trò là “phên giậu” của quốc gia.

Trong bối cảnh kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và chăm lo đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh tại khu vực biên giới. Nhờ đó, tình hình KT – XH ở địa bàn biên giới nước ta đã có nhiều chuyển biến, đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng lên rõ rệt.

Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện cả nước đã thành lập 26 khu kinh tế cửa khẩu trên cả 03 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc; các tỉnh biên giới, khu vực biên giới đã có 267 cụm công nghiệp hoạt động, chiếm 36,6% cụm công nghiệp đã hoạt động của cả nước. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tuyến biên giới được củng cố và giữ vững. Quan hệ giữa người dân và lực lượng bảo vệ biên giới đất liền nước ta và các nước láng giềng được tăng cường, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

Ngày 14/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1199/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 14/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1199/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để tiếp tục củng cố tiềm lực cho địa bàn này, ngày 2/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 23/NQ-CP về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền. Các nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra trong Nghị quyết hướng tới mục tiêu, tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cho khu vực biên giới; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và giữ vững niềm tin của đồng bào với Đảng, chính quyền; bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh vùng biên giới; đoàn kết, hợp tác biên giới với các nước láng giềng.

Trong quá trình triển khai Nghị quyết số 23/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan cần phát huy tinh thần tự lực, ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng và nguồn lực nội sinh của đồng bào DTTS khu vực biên giới. Các cơ chế, chính sách phát triển KT-XH được đề xuất tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cho khu vực biên giới; đồng thời có tác động khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào, khát vọng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, phát triển cùng cộng đồng, cùng đất nước.

Vì vậy, trong Nghị quyết số 23/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan ưu tiên dành nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ DTTS, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các vùng biên giới.

Tăng cường phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc, tạo động lực cho sự phát triển và bảo đảm phát triển bền vững đất nước. (Trong ảnh: Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai cùng đồng bào DTTS vùng biên tuần tra đường biên, bảo vệ cột mốc quốc gia)
Tăng cường phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc, tạo động lực cho sự phát triển và bảo đảm phát triển bền vững đất nước. (Trong ảnh: Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai cùng đồng bào DTTS vùng biên tuần tra đường biên, bảo vệ cột mốc quốc gia)

Phòng ngừa từ sớm, từ xa

Tại Hội thảo “Kinh nghiệm của các nước về phát triển kinh tế vùng biên giới đất liền và bài học cho Việt Nam” được tổ chức ngày 16/11/2023, TS. Lê Văn Hùng – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, hầu hết đường biên giới trên đất liền của Việt Nam hiện đã được phân định và cắm mốc, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy biên mậu, ổn định trật tự xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Các vùng biên giới còn nhiều dư địa để phát triển cũng như tồn tại thách thức, cần giải quyết để thúc đẩy sự phát triển.

Một trong những thách thức cho sự phát triển ổn định, bền vững ở địa bàn biên giới là các đối tượng thù địch thường lợi dụng mối quan hệ dân tộc, thân tộc xuyên biên giới để chống phá. Đồng bào các DTTS ở vùng biên giới có mối quan hệ gần gũi không chỉ với các dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn mà còn cả các dân tộc bên kia biên giới trên nhiều phương diện.

Đó là mối quan hệ cùng dân tộc, dòng họ, thân tộc, thông gia, hôn nhân rất lâu đời. Những mối quan hệ này được hình thành, nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, trở thành không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, chi phối nhận thức, tình cảm, hành động của người dân. Các mối quan hệ này tác động đến mọi mặt đời sống KT – XH trong nước theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân để kết hợp phát triển KT - XH với củng cố, tăng cường an ninh, quốc phòng, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững. (Trong ảnh: Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giúp Nhân dân phát triển kinh tế)
Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân để kết hợp phát triển KT – XH với củng cố, tăng cường an ninh, quốc phòng, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững. (Trong ảnh: Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giúp Nhân dân phát triển kinh tế)

Theo đó, bên cạnh tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa giữa Nhân dân hai bên biên giới, nâng cao tình đoàn kết và tương trợ thông qua các mối quan hệ kinh tế; thắt chặt và làm giàu thêm sự gắn kết tình cảm, giảm thiểu các xung đột giữa nhân dân hai bên biên giới,… thì quan hệ dân tộc xuyên biên giới cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, đấu tranh phòng ngừa hoạt động lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới được xem là một trong những nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của các cấp, các ngành trên địa bàn biên giới, trong đó công tác đối ngoại giữ vai trò tiên phong, nòng cốt.

Từ kinh nghiệm thực tiễn thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta các định mục tiêu xây dựng quan hệ dân tộc vùng biên giới gắn với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn những năm tiếp theo, được xác định là: Củng cố và tăng cường đoàn kết các dân tộc, phát huy vai trò của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, tạo động lực cho sự phát triển và bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển toàn diện KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, khu vực biên giới để các DTTS cùng phát triển; kết hợp phát triển KT-XH với củng cố, tăng cường an ninh, quốc phòng, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *